Tăng thông khí
1.Mô tả
Là tình trạng thở vượt quá nhu cầu chuyển hóa, thường đi kèm với thở nhanh.
2.tình trạng liên quan
Có nhiều nguyên nhân gây tăng thông khí. Có ba nhóm chính:
· Tâm thần
• Lo âu
• Rối loạn hoảng sợ
· Bệnh lý cơ quan
• Hen
• Viêm phổi
• giãn phế quản
• COPD
• Viêm phế nang xơ hóa
• Nhồi máu phổi
• Đau
· Sinh lý
• Toan chuyển hóa
• Trong lúc phát biểu
• Mang thai
3.cơ chế
Nguyên nhân tâm thần: Tăng thông khí có thể gây ra (cũng như được gây ra bởi) cảm giác lo lắng. Những bệnh nhân bị rối loạn lo âu có khuynh hướng "tăng thở” do các tổn thương về mặt sinh học, nhân cách và nhận thức. Ví dụ, một bệnh nhân lo lắng có thể giải thích đau ngực không đặc hiệu là một "cơn đau tim” làm họ quan trọng hóa cảm giác đau, kích thích hệ thần kinh giao cảm và gây thở nhanh và tăng thông khí. Ngoài ra còn có bằng chứng cho thấy ở những bệnh nhân này có sự tăng độ nhạy cảm của receptor nhận cảm hóa học với CO2, do đó dễ thở nhanh chỉ để đáp ứng lại một sự gia tăng nhỏ nồng độ CO2 máu.
Trong chứng rối loạn hoảng sợ, cơ chế gây tăng thông khí còn chưa rõ ràng. Như trong tình trạng lo lắng, tăng thông khí có thể gây ra cơn hoảng sợ kích phát và một cơn hoảng sợ kích phát có thể gây tăng thông khí. Có thể do hiểu sai các thay đổi sinh lý, dẫn đến não bộ cho rằng đang xảy ra tình trạng nghẹt thở gây phản ứng tăng thông khí không thích hợp.
Tôi có người nhà bị mắc bệnh này và trong năm 2013, có hai lần trong năm phải cấp cứu ở bệnh viện. Các triệu chứng bao gồm: tim đập nhanh kèm theo trống ngực, hồi hộp và cảm giác lo lắng đến hoản sợ, sau đó vùng quanh môi, miệng bị tê dần và cứng lại, tiếp đó là ngất xỉu. Nhập viện 2 lần, Bv nghi ngờ bị hạ kali huyết và cho truyền dịch ringe lactat. Nằm viện khoảng 1- 2 hôm được ra viện.
Một lần cả nhà đi du lịch ở Malaysia, đúng giữa bữa ăn tối, bạn đó từ từ ngất xỉu và phải cấp cứu ở 1 bệnh viện thành phố. Họ cũng cho truyền dịch, sau 15 phút họ hỏi bạn đó mô tả lại các triệu chứng xảy ra trước khi ngất, đồng thời hỏi về tiền sử bệnh (bạn này là nam 29 tuổi, khỏe mạnh làm cho 1 công ty nước ngoài, áp lực công việc khá căng thẳng).
Sau khi hỏi tầm khoảng 7 – 10 phút, họ bảo bạn đó nằm nghỉ cho tới khi truyền được 1/2 chai dịch thì về được và lần sau nếu gặp các triệu chứng như vậy chỉ cần lấy tay bóp mũi cho ngưng thở hoặc lấy túi nilon chụp kín mũi vài chục giây là được, vì đó là bệnh tăng thông khí – có nghĩa là thở nhanh và sâu dẫn đến thừa oxy.
Thế là từ đó đến nay, bạn này áp dụng đúng như bác sỹ nói + tập thở bằng bụng + ăn ngủ, nghỉ ngơi điều độ hơn, không thấy các triệu chứng của bệnh xuất hiện lần nào nữa.
Bệnh này, nếu không được chẩn đoán hoặc chẩn đoán không chính xác bệnh thì có thể làm bệnh tình trở nên trầm trọng hơn, bởi sự lo lắng, căng thẳng lại tạo ra stress, mà stress lại làm cho bệnh có cơ hội phát triển. Nhưng nếu biết bệnh thì việc điều trị trở nên rất đơn giản, chỉ cần bóp mũi cho ngưng thở trong vài giây
Rất cảm ơn bs viết bài viết này, để tôi có dịp được chia sẻ một kinh nghiệm hay để phòng và làm ngưng sự xuất hiện của các triệu chứng.
Do có người nhà bị bệnh này, mà sau đó tôi đã tìm đọc rất nhiều nguồn thông tin từ các trang y khoa, xin chia sẻ với những người bị bệnh.
http://emedicine.medscape.com/article/807277-overview#a2
http://www.merckmanuals.com/professional/pulmonary-disorders/symptoms-of-pulmonary-disorders/hyperventilation-syndrome
http://patient.info/doctor/hyperventilation