Câu 1 Đơn vị cấu tạo và chức năng của thận:
A) Tháp thận.
B) Đài thận.
C) Ống sinh niệu.
D) Tiểu cầu thận.
Đáp án C
Câu 2 Cấu trúckhông nằm trong vùng vỏ của thận:
A) Trụ thận.
B) Tháp thận.
C) Mê đạo.
D) Tiểu cầu thận.
Đáp án B
Câu 3 Cấu trúc không tham gia tạo nên phức hợp cận tiểu cầu:
A) Vết đặc.
B) Tế bào gian mao mạch.
C) Tế bào gian mao mạch ngoài tiểu cầu.
D) Tiểu đảo cận cửa.
Đáp án C
Câu 4 Loại động mạch không có trong tuần hoàn của thận:
A) Động mạch quanh tháp.
B) Động mạch quanh rốn thận.
C) Động mạch nan hoa.
D) Động mạch thẳng.
Đáp án B
Câu 5 Khe lọc của tiểu cầu thận được tạo nên từ:
A) Tế bào nội mô.
B) Màng đáy mao mạch.
C) Các nhánh bào tương của tế bào có chân,
D) Tế bào gian mạch.
Đáp án C
Câu 6 Cấu trúc không tham gia cấu tạo màng lọc nước tểu:
A) Tế bào nội mô.
B) Màng đáy mao mạch.
C) Tế bào có chân.
D) Tế bào gian mạch.
Đáp án D
Câu 7 Tế bào mô liên kết kẽ của thận chế tiết:
A) Renin.
B) AngiotensinI.
C) Medullippin I.
D) Erythropoitein.
Đáp án C
Câu 8 Mao mạch Malpighi thuộc loại:
A) Cửa tĩnh mạch.
B) Cửa động mạch.
C) Mao mạch kín.
D) Mao mạch kiểu xoang.
Đáp án B
Câu 9 Tế bào tham gia cấu trúc màng lọc tiểu cầu thận:
A) Tế bào gian mạch.
B) Tế bào cận tiểu cầu.
C) Tế bào nội mô.
D) Tế bào biểu mô lá ngoài bao Bowman.
Đáp án C
Câu 10 Tế bào phức hợp cận tiểu cầu chế tiết:
A) Renin.
B) AngiotensinI.
C) Medullippin I.
D) Medullippin II.
$Đáp án A
Câu 11 Cấu trúc thuộc vùng vỏ của thận:
A) Tháp thận.
B) Ống trung gian.
C) Ống nhú thận.
D) Mê đạo
Đáp án D
Câu 12 Cấu trúc đặc biệt trên mặt tự do của tế bào biểu mô ống gần:
A) Mâm khía.
B) Diềm bàn chải.
C) Lông chuyển.
D) Que Heidenhain.
Đáp án B
Câu 13 Biểu mô lá ngoài bao Bowman:
A) Biểu mô lát đơn.
B) Biểu mô vuông đơn.
C) Biểu mô trụ đơn.
D) Biểu mô chuyển tiếp.
Đáp án A
Câu 14 Chất không do thận chế tiết:
A) Renin.
B) Medullippin I.
C) Erythropoitein.
D) Angiotensin I.
Đáp án D
Câu 15 Cấu trúc vi thể đặc biệt ở cực đáy tế bào biểu mô ống gần:
A) Mê đạo đáy.
B) Thể bán liên kết.
C) Que Heidenhain.
D) Diềm bàn chải.
Đáp án C
Câu 16 Biểu mô ngành xuống của ống trung gian:
A) Lát đơn.
B) Vuông đơn.
C) Trụ đơn.
D) Chuyển tiếp.
Đáp án A
Câu 17 Ngành xuống ống trung gian tái hấp thu chủ yếu:
A) Muối.
B) Nước.
C) Glucose.
D) Protein.
Đáp án B
Câu 18 Ngành lên ống trung gian tái hấp thu chủ yếu:
A) Muối.
B) Nước.
C) Glucose.
D) Protein.
Đáp án A
Câu 19 Cấu trúc của phức hợp cận tiểu cầu do biểu mô ống xa biệt hoá tạo thành:
A) Vết đặc.
B) Tế bào cận tiểu cầu.
C) Tế bào gian mạch ngoài tiểu cầu.
D) Tiểu đảo cận cửa.
Đáp án A
Câu 20 Cấu trúc của phức hợp cận tiểu cầu nằm trên thành tiểu động mạch vào cầu thận:
A) Vết đặc.
B) Tế bào cận tiểu cầu.
C) Tế bào gian mạch ngoài tiểu cầu.
D) Tiểu đảo cận cửa.
$Đáp án B
#Câu 21 Dưới kính hiển vi điện tử, diềm bàn chải thực chất là:
A) Vi nhung mao.
B) Lông chuyển.
C) Mê đạo đáy.
D) Ti thể.
$Đáp án A
#Câu 22 Dưới kính hiển vi điện tử, que Heidenhain thực chất là:
A) Vi nhung mao.
B) Lông chuyển.
C) Mê đạo đáy.
D) Ti thể.
Đáp án D
Câu 23 Tiểu động mạch vào cầu thận là nhánh bên của động mạch:
A) Động mạch bán cung.
B) Động mạch quanh tháp.
C) Động mạch nan hoa.
D) Động mạch thẳng.
Đáp án C
Câu 24 Sự tái hấp thu các thành phần nước tiểu đầu được thực hiện chủ yếu nhờ:
A) Ống gần.
B) Ống xa.
C) Ống trung gian.
D) Ống góp.
Đáp án A
Câu 25 Chất có nguồn gốc từ thận có tác dụng làm tăng huyết áp:
A) Renin.
B) Medullippin II.
C) Angiotensin II.
D) Erythropoitein.
Đáp án B
Câu 26 Chất có nguồn gốc từ thận có tác dụng kích thích tuỷ xương tạo hồng cầu:
A) Renin.
B) Medullippin I.
C) Angiotensin I.
D) Erythropoitein.
Đáp án D