Gõ phổi

Gõ phổi

Hành động gõ bản thân nó không phải là một dấu hiệu lâm sàng; tuy nhiên, hiểu được cơ chế đằng sau gõ sẽ giúp giải thích tại sao nghe được các dấu hiệu khi gõ

Khi thực hiện động tác gõ ta nghe được ba kiểu âm thanh:

1. Rất vang (vang trống)

2. Trong / vang

3. Mờ.

Nhiều bệnh lý khác nhau cho cùng một kiểu âm thanh khi gõ các cơ quan. Có hai cơ chế về mặt lý thuyết được đưa ra để giải thích những âm thanh này- thuyết định khu và thuyết cộng hưởng lồng. Tuy không bắt buộc nhưng bất kỳ ai, không chỉ bác sĩ hô hấp cũng nên biết về các cơ chế này để hiểu người khám muốn đạt được điều gì khi họ thực hiện gõ.

Thuyết định khuTrọng tâm của thuyết là chỉ có các đặc điểm vật lý của các mô ngay bên dưới chỗ gõ quyết định âm nghe thấy là trong hay mờ. Thành cơ thể (thành bụng, thành ngực …) che phủ trên cơ quan đang thăm khám không góp phần tạo âm, và âm đại diện cho cấu trúc bên dưới vị trí gõ chỉ từ 4-6 cm.

Thuyết cộng hưởng lồngThuyết cộng hưởng lồng cho rằng âm tạo ra khi gõ quyết định bởi sự “thả lỏng” của thành cơ thểkhi rung, do đó bị ảnh hưởng bởi cường độ gõ, trạng thái thành cơ thể và các cơ quan nằm dưới, và những khu vực bệnh lý nằm xa chỗ gỗ cũng ảnh hưởng đến âm thanh nghe được.
Mặc dù thuyết định khu được biết đến nhiều hơn, nhiều bằng chứng hiện có cho thấy thuyết cộng hưởng lồng là cơ chế chính xác hơn cả

 

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Có thể bạn quan tâm