Bài viết này mình tổng hợp từ nhiều nguồn và có tham khảo bài báo cáo của PGS. TS. Nhan Trừng Sơn – Đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch. Bài viết ngắn gọn, cung cấp những hiểu biết cần thiết nhất về Kháng sinh tới quý bạn đọc. Mong rằng nó sẽ giúp ích nhiều cho các bạn trong học tập và trong thực hành lâm sàng.
I. NƠI TẤN CÔNG TRÊN VI KHUẨN CỦA KHÁNG SINH.
Vi khuẩn (VK) là một loại tế bào khá yếu không có nhân. Tế bào VK này xâm nhập vào cơ thể con người gây ra nhiều bệnh lý. Trong VK có 4 nơi mà kháng sinh (KS) có thể tấn công.
1. Vỏ VK
Vỏ VK là bộ phận bao xung quanh VK, bảo vệ toàn bộ VK chống lại tác động từ bên ngoài. Vỏ KS dày thấm nhiều màu nhuộm gam, ta có VK G+. Vỏ KS mỏng thấm ít màu nhuộm gam, ta có VK G-. Nếu vỏ VK này có vấn đề, KS có thể len lỏi từ từ vào trong VK và diệt các bộ phận sống còn của VK. VK sẽ bị tiêu diệt.
2. Màng VK
Màng VK ở sau vỏ VK, mỏng hơn nhiều, dễ bị KS tấn công. Nếu màng VK bị tác hại, màng VK không còn liên tục và có rất nhiều khe hở. Từ đó những chất cần thiết cho trường tồn sẽ bị chảy ra ngoài. VK sẽ bị tiêu diệt.
3. Đạm ( Protein ) VK
Đây là những chất đạm mà VK chứa trong bào tương của VK Những chất này có thể giúp cho VK nhân đôi để phát triển, không có đạm VK không phát triển được.
4. ADN VK
ADN là chất ở phần trong bào tương của VK. Đây là chất cần thiết để VK phát triển và tồn tại.
ADN được tổng hợp nhờ nhiều chất, trong đó có Nucleic acid và Folic acid. Nếu Nucleic acid hay Folic acid bị tác hại bởi KS, VK không thể nào tổng hợp ADN.
II. MỤC TIÊU TẤN CÔNG CỦA KHÁNG SINH LÊN VI KHUẨN
1. Mục tiêu tấn công A
Cơ chế: Ức chế tổng hợp VỎ VI KHUẨN.
Vỏ VK là bộ phận bao toàn thể vi khuẩn tạo hình thể vi khuẩn cầu, que hay xoắn. Vỏ VK không được tổng hợp, VK sẽ bị tiêu diệt.
a. Nhóm Betalactam
Nhóm Betalactam là nhóm lớn trong các nhóm KS. Nhóm Betalactam gồm có:
b. Penicilline (còn gọi là Pénam):
Nhóm này gồm có:
– Penicilline G: Penicilline G là KS có thể diệt VK: tụ cầu, liên cầu, phế cầu. Ngoài ra Penicilline G này còn có thể tiêu diệt: E.coli, Hemophilus influenzae, Klebsiella, Neisseria.
– Meticilline: Meticilline là KS từ lúc mới tìm ra là KS chuyên trách chống tụ cầu vàng. Tuy nhiên sau một thời gian sử dụng, VK tụ cầu vàng đã biến thề, trở thành VK kháng Meticilline. Meticilline không còn tác dụng để tiêu diệt tụ cầu vàng nữa. Sử dụng Levofloxacine thuộc nhóm Quinolone thế hệ 3 để thay thế. Hiện nay Levofloxacine là KS tác dụng trên VK tụ cầu vàng kháng Meti.
– Ampicilline: Ampicilline là kháng sinh được sử dụng để tiêu diệt một số VK thường gặp, nhưng không tác dụng với trực trùng mủ xanh. Tuy nhiên, KS Ampicinine được sử dụng trong điều trị VK thì một thời gian sau một số VK tự tiết ra chất Betalactamase để đề kháng với Ampicinine. Muốn diệt Betalactamase phải dùng KS phối hợp với Clavulanic acid. Chất Clavulanic acid này có tác dụng là vô hiệu hóa Betalactamase. VK không còn được Betalactamase bảo vệ. Từ đó Ampicinine có thể tiêu diệt VK dễ dàng. Ta thường sử dụng thuốc Ampicinine + Clavulanic acid (Augmentin) và có kết quả tốt.
– Ureido-penicilline: là KS có thể tiêu diệt VK: E.coli, HI, Klebsiella… KS này không có tác dụng trên VK tụ cầu.
– Piperacinine, Ticarcinine: tác dụng trên trực trùng mủ xanh.
– Amidino-penicinine: tác dụng trên VK: E.coli, H.I., Klebsiella…
– Clavulanic acid: diệt Betalactamase.
c. Nhóm Cephalosporine, còn gọi là Cephem
Nhóm này có 5 thế hệ.
– C. G1 gồm có Cephalexin, Cephadroxil… : tác dụng trên tụ cầu và E.coli.
– C. G2 gồm có Cefuroxin, Cefaclor…: diệt tụ cầu và Hemophilus influenzae
– C. G3 gồm có Cefixime (uống), Ceftriaxone (tiêm)…: tác dụng trên Hemophilus influenzae và E. coli.
– C. G4 có Cefepime (chưa phân đinh loại VK bị diệt).
– C. G5 có Ceftabibrom (chưa phân định loại VK bị diệt).
d. Monobactams
KS. Aztreonam có thể tiêu diệt Enterobacter, E. coli, H.I., Klebsiella, Neisseria, Proteus mirabilis, Proteus vulgaris, Salmonella, Serratia, Shigella, Yersinia, Pseudomonas aeruginosa.
e. Fosfomycine
KS tác dụng trên VK. Staphylococcus, Streptococcus, Pneumococcus, Neisseria, Enterobacter, H.I., Pseudomonas.
f. Glycopeptide
Vancomycine là KS phổ hẹp nhưng có tác dụng khi điều trị qua đường tiêm: SARM, Streptococcus, Listeria monocytogenes, Clostridium difficile.
2. Mục tiêu tấn công B
Cơ chế: Ức chế tổng hợp MÀNG VI KHUẨN. Nhóm KS này có 2 loại kháng sinh: Polymyxine tác dụng trên VK Proteus, H.I. KS Tyrothricine tác dụng trên VK Streptococcus, Staphylococcus, Pneumococcus.
3. Mục tiêu tấn công C
Cơ chế: Ức chế tổng hợp PROTEIN VI KHUẨN. Nhóm KS này có:
a. Nhóm Aminosides
Nhóm này tiêu diệt VK: Enterobacter, trực trùng mủ xanh, SARM. Không tác dụng với VK yếm khí. Trong nhóm này ta có Streptomycine, Neomycine, Kanamycine, Gentamycine, Tobramycine, Amikacine… Nhóm này gây điếc tiếp nhận không hồi phục.
b. Macrolides
Erythromycine, Roxithromycine tác dụng trên VK Legionella pneumophila.
Clarithromycine tác dụng trên VK L.pneumophila, H. pylori.
Azithromycine tác dụng trên VK H.I., M. catarrhalis, L. pneumophila, Shigella, Salmonella. KS vào nội bào nên chỉ sử dụng từ 3 đến 5 ngày.
Josamycine, Spiramycine tác dụng trên vi khuẩn Neisseria, H.I., Legionella pneumophila, H. pylori,Campylobacter, Rickettsia, Chlamydia,Treponema, Leptospira.
Macrolide thế Penicilline trong trường hợp dị ứng với thuốc này.
Phụ nhóm Macrolides:
– Telithromycine: KS Ketolides tác dụng trên VK phế cầu kháng Macrolides, H.I., Legionella, Pneumophila.
– Lincosamides: KS Lincomycine tác dụng trên Streptococcus, SARM.
– Synergistines: Streptogramines tác dụng trên Staphylococcus, Streptococcus, Pneumococcus, Enterococcus.
c. Phenicols
KS Chloramphenecol, Thiamphenicol là KS chủ yếu diệt SARM. Nhưng đang kháng thuốc.
d. Cyclines
KS Tetracycline, Chlortetracycline, Doxycycline diệt các vi khuẩn Brucella, Chlamidia, Mycoplasma, Rickettsia, H. pylori, Treponema.
4. Mục tiêu tấn công D
Cơ chế: Ức chế tổng hợp Nucleic acid, ảnh hưởng đến tổng hợp ADN. Trong nhóm KS này có Rifamycines là thuốc điều trị lao.
KS ức chế tổng hợp ADN là kháng sinh diệt được nhiều vi khuẩn. Đó là Quinolones.
a. Quinolones
Hiện nay có 4 thế hệ Quinolones:
– Q. G1: Nalidixic acide, Pipemidic acid (Negram), phổ hẹp. Tiêu diệt vi khuẩn H.I., E. coli, Klebsiella. Sử dụng trong điều trị viêm đường tiểu.
– Q. G2: Là nhóm Fluoroquinolones. Trong nhóm này có Ciprofloxacine, Ofloxacine, Norfloxacine, Pefloxacine. Nhóm này diệt vi khuẩn tụ cầu vàng, Pseudo., H.I. E. coli, Proteus, Chlamydia pneumoniae, Legionella pneumophila, Mycoplasma pneumoniae.
– Q. G3: Sparfloxacine, Levofloxacine, tác dụng trên Pneumococcus, Streptococcus pyogenes
– Q. G4: Moxifloxacine, Gemifloxacine, Amifloxacine, tác dụng trên Streptococcus pneumoniae, Streptococcus pyogenes. Tác dụng manh 8 Tần hơn G3 (D.Berdai).
b. Nitroimidazo les
Phổ rộng, VK yếm khí: Clostridium, Bacteroides, Helicobacter pylori; ký sinh: Entamoeba, Giardia, Tricomonas.
c. Metronidazole :
Diệt VK yếm khí:Clostridium, Bacteroides, Fusobacterium.
d. Sulfamides
S tác dụng trên Folic acid VK gây ảnh hưởng tổng hợp ADN. Nhóm này phổ rộng nhưng đã đề kháng. Ít sử dụng.
Adiazine , Bactrim đã đề kháng, ít sử dụng. Phối hợp Sulfamethoxazole + Trimethoprime (TMP – SMX) có tác dụng trên VK Corynebacter, Listeria, Enterococcus, Staphylococcus aureus, Streptococcus, Enterobacter, E.coli, H.I., Klebsiella, Proteus, Salmonella, Shigella, Spirochetes.
e.Nitrofuranes
Tác dụng trên E.coli, liên cầu, Enterobacter Polipeptide
Colistine (Colimycine) có tác dụng trên E.coli, Klebsiella, Enterobacter, Citrobacter, Salmonella, Pseudo
Xem thêm: – Phối hợp kháng sinh trên lâm sàng
– Tổng quan về thuốc kháng sinh
Tổng hợp và chia sẻ: Bs Mai Văn Lực
Website: Bacsiluc.com