Tiếp cận bệnh nhân tiểu máu

Tiếp cận tiểu máu

Tiểu máu là gì?

Tiểu máu là sự hiện diện của hồng cầu trong nước tiểu và máu chảy ra ngoài theo dòng nước tiểu khi đi tiểu.

Khi tiếp cận một bệnh nhân có biểu hiện tiểu máu, bác sĩ sẽ cần hỏi bệnh, khám lâm sàng, xét nghiệm cận lâm sàng để tìm ra nguyên nhân cũng như mức độ tiểu máu để có thể điều trị tốt nhất.

Hỏi bệnh sử

  • Gắng sức hay chấn thương gần đây?
  • Đi du lịch gần đây? (đặc biệt là châu Phi, Trung Đông hay Ấn Độ)
  • Tiền sử bản thân: rối loạn đông máu (di truyền hay mắc phải), xạ trị, hóa trị.
  • Tiền sử gia đình: thận đa nang
  • Nghề nghiệp: tiếp xúc hóa chất (tetraethylchloride, benzene, aromatic amines)

Khám lâm sàng

  • Sinh hiệu: sốt? (viêm đài bể thận) Tăng huyết áp? (viêm cầu thận cấp)
  • Tim: âm thổi mới? (viêm nội tâm mạc)
  • Phổi: ran nổ, ran ngáy? (hội chứng Goodpasture)
  • Bụng: khối u? (ung thư, bế tắc đường niệu)
  • Tứ chi: phù? (viêm cầu thận cấp), phát ban? (HSP, SLE)
  • Thăm trực tràng: BPH? Nốt? U? Ấn đau? (viêm tuyến tiền liệt cấp)

Trả lời các câu hỏi

  1. Bệnh nhân có tiểu máu? Dung que nhúng/ quan sát trên kính hiển vi (chẩn đoán chắc chắn tiểu máu khi có >3 hồng cầu/quang trường 40)
  2. Máu chảy từ đâu? Làm nghiệm pháp ba cốc để xem đái ra máu xuất phát từ đâu: lần lượt đái vào 3 cốc bằng nhau xem cốc nào có máu, hay đúng hơn là cốc nào có nhiều máu nhất.
Nghiệm pháp 3 cốc xác định tiểu máu
Nghiệm pháp 3 cốc xác định tiểu máu

            Đái ra máu đầu bãi: Cốc 1 có nhiều máu: đái ra máu do tổn thương niệu đạo.

            Đái ra máu cuối bãi: Cốc 3 có nhiều màu: đái ra máu do tổn thương bàng quang

            Đái ra máu toàn bộ: Cả ba cốc cùng có máu như nhau: đái ra máu do tổn thương thận hoặc do bàng quang.

            Nghiệm pháp này chỉ có giá trị rất tương đối để chấn đoán sơ bộ. Muốn phân biệt chính xác đái ra máu từ thận hay bàng quang, phải phân lập nước tiểu từ  niệu quản xuống.

Xem thêm: Tiếp cận chẩn đoán tiểu máu

Định hướng nguyên nhân tiểu máu

Không từ cầu thận

Từ cầu thận

Thường đại máu đại thể

Thường đái máu vi thể

Thường có cục máu đông

Thường không có cục máu đông

Kết hợp bệnh sử: Đau hông lưng, tiểu buốt, tiểu dắt, sốt…

Kết hợp bệnh sử: Phù, tăng huyết áp, thiểu niệu, vô niệu

Hồng cầu đồng dạng, đẳng sắc

Hồng cầu đa hình dạng, đa kích thước

Không có trụ hồng cầu, ± tiểu protein

Tiểu protein ± trụ hồng cầu

Phân nhóm Nguyên nhân gây tiểu máu?

Không từ cầu thận

Từ cầu thận

Chấn thương

Viêm cầu thận cấp hậu nhiễm liên cầu trùng

Sỏi niệu

Bệnh thận IgA

Nhiễm trùng tiểu

Bệnh màng đáy mỏng

Lao hệ tiết niệu

Bệnh thận lupus

Ung thư hệ tiết niệu

Henoch Scholein

Bệnh lý toàn thận: Rối loạn đông máu ( DIC, Hemophilia… ) , xuất huyết giảm tiểu cầu

Bệnh mạch máu thận, nhồi máu thận

Dấu hiệu tiểu máu báo động ung thư?

  • Tiền sử hút thuốc lá
  • Tiếp xúc với hóa chất ( Benzen, aromatic amines )
  • Tiền sử tiểu máu đại thể
  • > 40 tuổi
  • Tiền sử có bệnh lý đường niệu
  • Tiền sử có triệu chứng rối loạn đi tiểu kéo dài
  • Tiền sử nhiễm trùng tiểu mạn hay tái phát
  • Lạm dụng thuốc giảm đau
  • Tiền sử xạ trị vùng chậu

Một số triệu chứng khác đi kèm với tiểu máu

  • Tiểu máu kèm đau rát khi đi tiểu, đi tiểu thường xuyên, nước tiểu có mùi hôi hoặc đục, nhiệt độ cao, đau hai bên hông hoặc lưng –> Nguyên nhân có thể là do Nhiễm trùng đường tiểu UTI
  • Tiểu máu kèm đau dữ dội ở hai bên, lưng dưới hoặc háng đến và đi, không thể nằm yên, cảm thấy buồn nôn –> Nguyên nhân có thể là do sỏi thận, sỏi niệu quản, sỏi tiết niệu
  • Tiểu máu ở đàn ông lớn tuổi (thường gặp ở độ tuổi trên 50) cảm thấy khó đi tiểu, cần đi tiểu đột ngột và thường xuyên, thức dậy để đi tiểu giữa đêm –> Nguyên nhân có thể là U phì đại tuyến tiền liệt…

Xem thêm: 

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Có thể bạn quan tâm