Cơn đau quặn thận

Cơn đau quặn thận

Cơn đau quặn thận là triệu chứng thường gặp trong cấp cứu niệu khoa, chiếm 1% số bệnh nhân nhập viện, gây nên do căng chướng cấp tính ở đài bể thận và niệu quản.

Cơn đau quặn thận thường xuất hiện đột ngột sau khi lao động nặng hay đi một quãng đường dài hoặc đi xe trên con đường xấu.

SINH LÝ BỆNH CƠN ĐAU QUẶN THẬN

Dòng nước tiểu bình thường do sự co bóp của đài bể thận nhiều hơn phần niệu quản đoạn trên và có sự liên hệ đến hoạt động điện từ ở khúc nối niệu quản bể thận (Morita và cộng sự 1981) khi nước tiểu đổ đầy bể thận làm gia tăng áp lực ở bể thận từ đó nước tiểu được đẩy xuống niệu quản phần trên và đây là giai đoạn giảm áp lực của bể thận (Griffths và Mosschaele 1983) sự co thắt của niệu quản di chuyển tống nước tiểu đi có áp lực cao hơn của đài bể thận và trong khi đó thì khúc nối niệu quản bể thận đã đóng lại để chống ngược dòng nước tiểu lên bể thận và cứ như thế theo cơ chế đó nước tiểu di chuyển từ thận xuống bàng quang.

Trong trường hơp niệu quản bị tắt nghẽn hay bị co rút quá mạnh và do hiện tượng ngược chiều bể thận mô kẽ thận làm tăng áp lực đột ngột của đài bể thận niệu quản là cơ chế chính gây nên cơn đau quặn thận.

  • Chủ mô thận ít nhạy cảm.
  • Dung lượng đài bể thận tương đối nhỏ, chủ mô thận tương đối chắc và khó giãn.
  • Cơ niệu quản tương đối khỏe khi co rút mạnh có thể gấp 10 lần cơ ruột.
  • Bể thận, đài thận, niệu quản, cuống thận có rất nhiều dây thần kinh nên dễ kích thích và nhạy cảm.

Vì có những đặc điểm trên nên khi niệu quản co thắt lại  hay bị tắt nghẽn đột ngột, làm cho áp lực trong bể thận gia tăng làm cho căng phình đài bể thận đồng thời nước tiểu bị dồn ngược chiều từ bể tậhn lên mô kẽ. Từ hai sự kiện này gây nên cơn đau quặn thận.

Micbaclson 1974 tiến hành chọc dò vào bể thận qua da để đo áp lực trong khi có cơn đau bão thận do sỏi niệu quản trên 2 bệnh nhân cho thấy rằng áp lực tăng 50 – 70mmHg khi có sự co bóp bể thận. Áp lực bình thường chỉ có 6 mmHg. Vào thời điểm có sự gia tăng áp lực bệnh nhân than phiền co cơn đau quặn thận.

Tương tự khi chụpp X quang bể thận ngược chiều, mà bơm thuốc cản quang mạnh tay cũng gây ngược dòng tương tự và làm nổi dậy cơn đau bão thận.

Tóm lại: Là chỉ có sự căng chướng đột ngột mới gây ra cơn đau bão thận có những trường hợp sỏi niệu quản hai bên gây ra vô niệu mà bệnh nhân không cảm thấy đau đớn gì. Đây là những trường hợp sỏi niệu quản im lặng.

LÂM SÀNG MỘT CƠN ĐAU QUẶN THẬN ĐIỂN HÌNH

Cơn đau

Cơn đau quặn thận thường xuất hiện đột ngột. trong một số trường hợp cơn đau có thể xãy ra sau khi lao động, chơi thể thao, đi xe trên con đường xấu.

Cường độ cơn đau rất dữ dội đau như dao đâm, cảm giác như có sự co bóp bên trong, bệnh nhân cố tìm tư thế giảm đau nhưng thật sự không có tư thế giảm đau nên bệnh nhân đau lăn lộn, rên la, mặt tái xanh, vả mồ hôi, mặt tái xanh, tay chân lạnh toát (do sự liên hệ thần kinh kích thích tuyến thượng thận tiết ra Adrenaline tạo nên sự co mạch ngoại biên làm cho mặt áti xanh, vả mồ hôi, tay chân lạnh).

Đau thường khởi đầu từ chổ thắt lưng một bên và lan xuống phía dưới hố chậu, bộ phận sinh dục hoặc mặt trong đùi. Hiện nay các tác giả Anh (Donald Smith) và Pháp (salem) phân biệt có hai trường hợp đau.

Cơn đau quặn thận

Cơn đau bão thận là cơn đau bụng cấp tính xảy ra rất đột ngột, sau một cử động mạnh, sau khi làm việc, bị mệt hay khi đang uống thuốc lợi niệu, nước suối…

Triệu chứng:

– Giai đoạn trước cơn đau: thường xảy ra rất đột ngột, nhưng đôi khi có những triệu chứng báo hiệu trước như đau ngang vùng thắt lưng, đái khó hoặc đái ra máu.

– Giai đoạn cơn đau: đau rất giữ dội, đau quằn quại, hướng lan của cơn đau là lan xuống dưới, xuống bìu hoặc bộ phận sinh dục ngoài. Các loại thuốc giảm đau thông thường không có tác dụng.

Người bệnh lúc đó vã mồ hôi, mặt tái đi, lo lắng, sợ sệt, sốt, nôn mửa, có cảm giác buồn đái (ténesme vésicale). Khi khám thấy mạch nhanh, ấn vùng thận phía sau lưng rất đau, ấn các điểm dau niệu quản phía bụng rất đau.

Cơn đau có thể kéo dài từ 1-2 giờ đến một ngày.

– Giai đoạn sau cơn đau: người bệnh đi đái rất nhìêu hoặc đái khó, có thể kèm theo đái máu hoặc đái mủ.

Cơn đau của thận

Đau khu trú ở vùng sườn thắt lưng, dưới sườn 12 và bên ngoài khối cơ vùng thắt lưng lan ra phía trước hướng về phía rốn và hố chậu. cơn đau này thường gặp trong viêm bể thận, thận cấp tính gây sự căng chướng đột ngột của bao thận hoặc sỏi niệu quản 1/3 trên.

Cơn đau niệu quản

Gây ra sự bế tắc niệu quản ở 1/3 dưới, gây ra sự chướng nước ở tậhn và bể thận và sự co thắt niệu quản. Cơn đau xuất phát từ hố thắt lưng và lan xuống dưới dọc theo đường đi của niệu quản đến hố chậu, bộ phận sinh dục và mặt trong đùi. Vì vậy cơn đau bão thận có thể nhầm với viêm đại tràng co thắt, viêm phần phụ, u nang buồng trứng xoắn,. Đau bên phải có thể nhầm với viêm ruột thừa.

con dau bao than

Cơn đau quặn thận

Các triệu chứng kèm theo

Sự liên hệ thần kinh giữa bộ niệu dục tiêu hóa nên có những triệu chứng kèm theo như:

  • Buồn nôn, nôn ói
  • Chướng bụng, liệt ruột, bí trung đại tiện nên có thể chẩn đoán lầm với tắc ruột
  • Đau tinh hoàn
  • Nếu có nhiễm trùng đây là bệnh khá nguy hiểm vì xãy ra ở thận bị ứ đọng nước tiểu và đe dọa sẽ gây thương tổn nặng ở thận do viêm bể thận ngược chiều làm suy giảm chức năng thận một cách nhanh chóng.

Thăm khám bệnh nhân

  • Đau nhói:
    • Ở điềm sườn thắt lưng
    • Dưới xương sườn 12
    • Hố chậu
  • Trong cơn đau sờ nhẹ hố thắt lưng làm bệnh nhân này người lên
  • Bụng hơi chướng, gõ vang
  • Có thể có phản ứng ½ bụng bên đau nên có thể nhầm với viêm ruột thừa, đau bụng gan, viêm đường mật.

CẬN LÂM SÀNG

Xét nghiệm nước tiều

Là xét nghiệm đầu tiên cần làm

  • Hồng cầu: (+++) 85% cơn đau bão thận kèm theo tiều ámu vi thể, không có máu vi thể cũng không loại trừ.
  • Bạch cầu: (+++)
  • Có thể có cả vi trùng.
  • Cần xét nghiệm thêm amylase để chẩn đoán phân biệt trong trường hợp viêm tụy

Xét nghiệm máu

Công thức máu: bạch cầu tăng cao tron trường hợp viêm bể thận.

X-quang

X-quang hệ niệu không chuẩn bị có thể thấy sỏi bể tậhn hoặc niệu quản. nếu không thấy sỏi có thể do sỏi không cản quang như sỏi uric hoặc urat hoặc chụp trong lúc cơn đau bụng có nhiều hơi, phân, nên chất lượng phim thường không được tốt nên khó đánh giá.

Có nhiều hơi, mực nước hơi trong tắc ruột.

Xem thêm: Đặc điểm cơn đau trong sỏi tiết niệu

Phương pháp Nội soi tán sỏi niệu quản

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Có thể bạn quan tâm