Mỗi khi cầm kết quả hóa nghiệm trong tay, bạn có thể thấy những mục viết bằng chữ Anh, như NIT, GLU, BLD, SG, UBG, KET, PRO, PH, LEU V. V… Ở dưới sẽ giới thiệu một số mục quan trọng:
1. Protein trong nước tịểu, tức là PRO trong giấy hóa nghiệm:
Trong tình trạng bình thường, trong máu người có đủ loại protein có phân tử lượng khác nhau, chỉ có protein phân tử lượng nhỏ một ít bị tiểu cầu thận thải ra, còn đại bộ phận bị tiểu cầu thận hấp thu trở lại cho cơ thể, do đó hàm lượng protein trong nước tiểu cực ít, tổng số protein bài tiết ra trong 24 tiếng không vượt quá 150mg. Với nồng độ thấp như vậy khi dùng những phương pháp thông thường không thể đo được. Khi đó người ta dùng dấu âm tính " – " hoặc viết bằng tiếng Anh là Negative để biểu thị.
Nếu lượng protein bài tiết trong nước tiểu tương đối nhiều thì xuất hiện phản ứng dương tính, người ta dùng dấu "+" để biểu thị, theo lượng protein nhiều hay ít mà viết "1+", "2+'', "3+", “4+" V. V…
Nước tiểu CÓ protein có thể phân ra hai loại: sinh lí và bệnh lí. Trường hợp nước tiểu protein sinh lí là bản thân thận không có bệnh biến, nhưng do nguyên nhân ngoài thận gây ra. Thường thấy ở người bị sôt, sau vận động kịch liệt, tình cảm bị kích động mạnh v.v… Do các nguyên nhân nói trên làm tính thẩm thấu ở mạch máu của thận tăng lên mà gây ra. Đặc trưng là: lượng protein trong nước tiểu tương đối ít, đại đa sô" chỉ nằm trong phạm vi "1+", đó chỉ là hiện tượng tạm thời, khi hết hiên tượng thẩm thấu lại nhanh chóng trỏ về trạng thái âm tính. Ví dụ trường hợp do sốt cao gây ra, sau khi hạ sốt sẽ hết ngay. Vì vậy, để giám định protein niệu (protein trong nước tiểu) sinh lí, điều quan trọng phải chú ý là kiểm tra lại. Mọi người không nên lo lắng vì đó chỉ là hiện tượng protein niệu tạm thời.
Protein niệu bệnh lí là trường hợp bản thân thận có bệnh biến, nguyên nhân trưòng hợp này tương đôi phức tạp, phải kiểm tra thêm mói có thê biết đích xác. Loại protein này thường có mặt liên tục, lượng protein lúc nhiều, lúc ít.
Ngoài ra, cũng phải phân tích thêm khi dấu "+" protein nhiều hay ít. Khi thời tiết nóng bức hoặc lượng nước uống vào nhiều thì lượng nước tiểu gia tăng rõ rệt, dù lượng protein do bệnh thận thải ra vẫn không giảm, nhưng do nồng độ protein giảm nên sô" dâu giảm đi, thậm chí trở nên âm tính Ngoài ra mức độ bệnh biến của thận nặng hay nhẹ cũng không hoàn toàn phản ứng trên lượng protein, bởi vậy lượng protein nhiều hay ít cũng không tương ứng với bệnh tình nặng hay nhẹ.
Có một sô" trường hợp, như mới dậy buổi sáng thì nước tiểu không có protein, nhưng sau buổi trưa lại bị dương tính đó là do lượng hoạt động ban ngày tăng lên, tỉ lệ cho qua của tiểu cầu thận cũng tăng lên tương ứng, từ đó có protein trong nước tiểu. Trường hợp này đa sô" là trạng thái bệnh, chỉ có một sô" ít ỏ thanh niên là protein niệu sinh lí, sau một thời gian sẽ tự nhiên hết. Có người nghi ngờ, phải kiểm tra nhiều lần, đối chứng kết quả trước và sau khi vận động, đặc biệt là những thay đổi trước và sau khi thay đổi tư thế cơ thể.
2. Nước tiểu có máu (huyết niệu), được ghi là BLD trong giấy hóa nghiêm:
BLD là thử nghiệm máu ngầm trong nước tiếu.
Nưóc tiểu có máu là hiện tượng hồng cầu trong nưốc tiểu nhiều một cách dị thường. Tiêu chuẩn chẩn đoán: sau khi làm lắng nưóc tiểu ^mối buổi sáng bằng phương pháp li tâm (1500 vòng / phút, trong 5 phút), xem tiêu bản bằng kính hiển vi có độ phóng đại cao, thấy có 3 hồng cầu trở lên, hoặc sô" hồng cầu bài tiết ra theo nước tiểu trong môi giò >10 vạn, hoặc nước tiểu trong 12 giờ có chứa trên 50 vạn hồng cầu. Ngoài ra thử nghiệm này chỉ là thử nghiệm sơ bộ, có tỉ lệ dương tính tương đôi cao, nhưng do trong thử nghiệm tẩm điều đã áp dụng phương pháp đo thử hóa học để thử nghiệm máu ẩn trong nưỏc tiểu, bởi vậy kết quả dương tính cho thấy trong nước tiểu có protein hồng cầu hoặc hồng cầu, nhưng định nghĩa truyền thống về nước tiểu có máu lại khác rất nhiều so với định nghĩa hiện đại, không những thế dấu "+" trong thử nghiệm tẩm điều nhiều hay ít lại không tương ứng với kết quả kiểm tra bằng kính hiển vi.
Hiện tượng nước tiểu có máu thường là tín hiệu của bệnh hệ thống tiết niệu hoặc bệnh toàn thân của nhiều hệ thông. Bởi vậy phải kiểm tra kĩ lưõng triệt để. Nguyên nhân gây ra nước tiêu có máu có thể phân ra 3 loại lớn:
a) Bệnh ỏ phần đặc của thận: bệnh tiểu cầu thận lại có thể phân ra 2 loại nguyên phát (như bệnh thận IgA, viêm thận do màng thận tăng sinh), và kế phát (như bệnh do lây nhiễm, bệnh toàn thân nhiều hệ thống, bệnh do di truyền v. V…)
b) Bệnh ở đường tiểu: bao gồm u, sỏi, tổn thương ở ống dẫn nước tiểu ở bể thận, bàng quaaig và niệu đạo, giãn và tắc mạch máu. Tiền liệt tuyến tăng sinh, viêm hoặc u cũng có thể gây ra nước tiểu có máu.
c) Bệnh đông máu dị thường, bao gồm tiểu cầu dị thường và thiếu chất làm đông máu V. V…
Điều đáng chú ý'là những loại thực phẩm (như củ cải đường, ớt, lá cà tãy V. V…) có thể làm nưốc tiểu có màu đỏ, một sô" loại thuốc và chất trao đổi (như riíampicin, dilantin V. V…), máu vữa trong mạch máu, tổn thương tế bào cơ đều có thể làm nước tiểu có màu đỏ, dễ làm người ta nhầm lả nước tiểu có máu. Khi đó kiểm tra cặn lắng của nước tiểu có hồng cầu hay không là phương phấp đơn giản và chính xác để biết có phải là nước tiểu có máu hay không. Đương nhiên các trường hợp phụ nữ có kính nguyệt, cắm ôhg vào niệu đạo, sau khi vận động kịch liệt hoặc bị lây nhiễm vi rút (như cảm mạo V. V…) cũng có thể thấy nước tiểu có máu, thông thường không có vấn để gì quan trọng, nhưng phải chú ý thời điểm lấy tiêu bản nước tiểu, chỉ khi kiểm tra nhiều lần đều thấy nước tiểu có máu mói phải chú ý.
3. Nước tiểu có bạch cầu (tiếng Anh viếtắt là LEU hoặc WBC).
Nước tiểu có bạch cầu là nước tiểu mới buổi sáng cho lắng sau khi li tâm, có những mảnh trắng lắng xuống, nhìn rõ ràng qua kính hiển vi có > 5 bạch cầu, hoặc sô" bạch cầu thải qua nước tiểu trong 1 giờ > 30 vạn, hoặc sô" bạch cầu trong cặn lắng của nưốc tiểu trong 12 giờ > 100 vạn, Khi bạch cầu phân rã thành nhân mủn, còn gọi là nước tiểu mủ. Khi nước tiểu có tĩ trọng thấp hoặc có tính kiềm thì bạch cầu trong nước tiểu có thể bị phân giải, dễ tạo thành giả âm tính. Khi tiêu bản nước tiểu bị ô nhiễm cũng dễ tạo thành giả dương tính.
Nước tiểu có bạch cầu hay gặp ỏ các trường hợp viêm nhiễm đường dẫn tiểu, lao thận, viêm tiểu cầu thận cấp tính V. v…, còn gặp ở các cơ quan gần thận, đặc biệt là bệnh viêm nhiễm cơ quan sinh dục, như con gái dậy thì khi bị viêm nhiễm hệ thông sinh dục, do các chất bài tiết ra ở âm đạo lẫn với nưóc tiểu nên thường thấy có nhiều tế bào mủ, đồng thời có kèm theo nhiều tế bào da trong đó.
4. Thử nghiệm hoàn nguyên á nitrate (muối á axít nitơric) (tiếng Anh viết tắt ỉà NIT).
Sau khi ăn thực phẩm chế từ thực vật, trong nước tiểu sẽ có muôi axít nitơric (nitrate). Khuẩn que trong ruột già có thể làm hoàn nguyên muối axít nitơrìc trong nưổc tiểu thành muôi á axít nitơric, muôi này sẽ phát sinh tác dụng vỏi thuốc thửbenzen (đõĩ với axít aminobenzenne sulfurìc và a-anilin), làm cho nước tiểu có màu đỏ. Bởi vậy khi đường dẫn tiểu bị viêm nhiễm khuẩn que đại tràng thì khoảng 85% trường hợp có phản ứng âm tính, còn bị viêm nhiễm khuẩn hình que biến hình, một nửa là âm tính, nhiễm khuẩn cầu là âm tính, khuẩn que lao cũng là âm tính.
Xem thêm: